Find Us On Facebook

Thịt lợn nhập khẩu tại sao giá lại rẻ hơn ba chỉ trong nước !

Có rất nhiều khách hàng khi gọi điện tới công ty TNHH Thực Phẩm Khánh Hà chúng tôi luôn có một thắc mắc chung đó là không hiểu lý do tại sao hàng nhập khẩu lại rẻ hơn hàng trong nước trong khi các loại chi phí như biến động tỷ giá. phí vận chuyển .....

Tại sao hầu hết các sản phẩm nhập khẩu đều có giá cao hơn thậm chí cao hơn rất nhiều so với hàng trong nước mà mà sản phẩm thịt lợn nhập khẩu lại rẻ hơn thịt trong nước?

Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nha !

Trước tiên Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần nông nên hầu như các sản phẩm từ nông nghiệp đều áp dụng các phương pháp thủ công trong trồng chọt cũng như chăn nuôi.

Sản phẩm nông sản ở Việt Nam cụ thể là thịt lợn đang được chăn nuôi theo kiểu hộ cá thể với quy mô nhỏ

Mỗi hộ gia đình hiện nay chỉ có thể nuôi vài chục tới vài trăm con 1 lúc vì năng lực có hạn. năng lực về tài chính, năng lực về lao động nên quy mô sản xuất là nhỏ lẻ.

Với cách chăn nuôi nhỏ lẻ này sẽ dẫn tới phát sinh các chi phí khác.

Không có máy móc hỗ trợ trong chăn nuôi , nếu có thì sẽ chỉ là các loại máy móc thô sơ 

Quy trình chăm sóc chưa có sự khoa học mã chỉ dựa vào kinh nghiệm nên việc cho ăn sẽ không làm tăng năng xuất của lợn. 

Không kiểm soát được các bệnh phát sinh trong quá trình chăn nuôi làm tăng chi phí điều trị khi lợn bị bệnh.

Tới khâu giết mổ và tiêu thụ thì đối với cách làm thủ công ở Việt Nam sản lượng cung cấp ra thị trường rất nhỏ mà nhu cầu của thị trường Đông Nam Á lại rất lớn về thịt lợn.

Khi cung nhỏ hơn cầu thì các tiểu thương sẽ đẩy giá bán lên nhằm tăng lợi nhuận.

Giá bán thịt lợn tại Việt Nam từ thịt lợn hơi ( lợn chưa giết mổ) tới các thành phẩm của thịt lợn sẽ chênh lệch từ 2.5-3.5 lần . Tức là nếu giá thịt hơi là 50k/kg thì giá thị thành phầm sẽ có giá từ 120k-170k/kg

Ngược lại tại sao thịt lợn ở thị trường nước ngoài lại rẻ hơn ở Việt Nam.

Thực tế để có thể cung cấp ra thế giới thì nhà máy cung cấp thịt lợn phải có quy mô cực kỳ lớn ( hàng triệu con) thì mới đủ để cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 

Với quy mô lớn thì các tập đoàn sẽ phải đầu tư rất nhiều máy móc và các thiết bị hiện đại để giảm chi phí thuê nhân công. ngoài ra còn có các đội ngũ thu y theo dõi và chăm sóc lợn liên tục để đảm bảo sức khỏe và năng xuất của lợn.

Do đó giảm rủi ro trong quá trình chăn nuôi

Quá trình chăn nuôi và chăm sóc được công nghiệp hóa gần như là toàn bộ từ pha chế thức ăn cho tới theo dõi nhiệt độ chuồng trại và thân nhiệt của lợn .

Đến quá trình giết mổ và phân phối thì sự chuyên nghiệp lại càng được thể hiện rất rõ

Thời gian giết mổ và pha chế diễn ra rất nhanh , chính xác 

Sản phẩm sau khi được pha lọc thành các phần sẽ được đóng hộp và cấp đông để bảo quản giúp quá trình vận chuyển được lâu hơn .

Ngoài ra các hệ thống tiêu thụ sản phẩm sẽ được thiết lập bài bản không để xảy ra tình trạng sản phẩm bị tồn đọng nên mọi thứ được giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh.

Từ đó có thể thấy tại sao các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu lại có giá thành rẻ hơn giá thị lợn trong nước.

Ngoài ra còn 1 lý do rất cần được chia sẽ đó là theo văn hóa của người phương tây khác với văn hóa của người phương đông. 

Người phương tây họ chỉ sử dụng 1 số phần của lợn như thịt thăn, thịt nạc dăm .....nên các bộ phận khác của lợn sẽ không được chú trọng.do đó giá thành của các bộ phận khó tiêu thụ sẽ rẻ hơn nhiều so với các bộ phận khác.

Ở Việt Nam tim lợn hay các bộ phận nội tạng như cật , dạ dày có giá rất cao nhưng ở nước ngoài giá thành của các bộ phận này rất rẻ vì không được người tiêu dùng coi trọng.

Bài viết hay hy vọng sẽ giúp cho những người quan tâm có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường Thực Phẩm Đông Lạnh.

Được tạo bởi Blogger.